Vải địa kỹ thuật dệt là gì ? và những ứng dụng trong xử lý nền đất yếu

Vải địa kỹ thuật dệt 

Xin chào các bạn trở lại với trang thông tin vải địa kỹ thuật trong xây dựng hạ tầng cơ bản. Bài viết trước đây chúng tôi giới thiệu cùng các bạn tổng quan của Vải địa kỹ thuật dệt và các phân loại của chúng cũng như quá trình phát triển của Vải lọc tiền thân của nó.

Thông tin mà chúng tôi giới thiệu mong được giúp ích cho quý Khách hàng cũng như các bạn Sinh viên nghiên cứu trong nghành Địa kỹ thuật môi trường, hoặc các kỹ sư thiết kế công trình có thể tham khảo thêm bài viết mà chúng tôi cung cấp các thông tin hữu ích sau đây. 

Địa kỹ thuật – Môi trường ngày càng cấp thiết hơn bao giờ hết ở Việt Nam chúng ta, có quá nhiều vấn đề trong xây dựng Hạ tầng cơ bản, đường sá, cầu cống, và phát triển nông nghiệp đòi hỏi nhu cầu về Thủy lợi, xây dựng kênh mương, cải tạo đê điều.

Vải địa kỹ thuật là một phần không thể thiếu trong sự phát triển này. Việt Nam là một đất nước trải dài theo bờ biển, biến đổi khí hậu và lũ lụt hàng năm cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến hạ tầng giao thông cũng như các công trình chắn sóng ven biển bảo vệ các khu dân cư, hoặc các khu du lịch ven biển. Các giải pháp Địa kỹ thuật môi trường càng trở nên bức bách hơn.

Geotextiles Vải địa kỹ thuật dệt là gì ?

Vải địa kỹ thuật đã ứng dụng rất nhiều tại Việt Nam trong hơn 30 năm nay, điều đó cho thấy các ứng dụng của nó ngày càng phổ biến hơn, với các tiêu chuẩn thiết kế các dự án Hạ tầng cơ bản của Chính Phủ đã được chú trọng hơn trong công tác Địa kỹ thuật.

Hiện nay các chỉ tiêu của vật liệu này có tất cả ở những cơ quan Viện khoa học Thủy lợi miền Nam, Viện thủy công, Trung tâm đo lường chất lượng 3 thuộc Bộ Giao thông vận tải, các phòng thí nghiệm liên quan. 

Có một đặc tính chung nhất của loại vải này là cường độ chịu kéo kháng lực cao, một loại vải dệt cường độ thấp nhất đã có mức kéo đứt tới 25kN/m, chịu được gia tải lớn, mà các kỷ sư thiết kế dự án thường sử dụng gia cường nền đất yếu.

Vải địa kỹ thuật gia cường
Vải địa kỹ thuật gia cường và một mẫu Rọ Đá Hưng Phú sản xuất

Tiền thân của nó cũng là một loại vải lọc chống xói mòn và rửa trôi đất, nhưng cường độ chịu kéo và bền đứt cao và độ biến dạng (độ giãn dài) thấp. Vải địa kỹ thuật dệt sử dụng một loạt các polyme một sản phẩm cracking từ dầu mỏ bao gồm polypropylene, polyester, polyethylene và aramid để đảm bảo rằng polymer có độ bền nhất trong môi trường axit với mức PH>=2. 

Vải địa kỹ thuật dệt có rất nhiều sản phẩm của các công ty với nhiều tên khác nhau, ví dụ như Vải địa kỹ thuật dệt GET của công ty ARITEX, Vải địa dệt PP, Vải địa dệt MAC… và mỗi loại có các đặt tính kỹ thuật khác nhau.

Mật độ sợi dệt 10×10 hoặc 12×12 sợi/cm2 tùy theo phương chịu kéo ngang hay dọc. Thông thường các loại vải dệt có cường độ thấp, các sợi dệt nhỏ và mật độ thưa, nó tựa như chiếc bao tải mà bạn thường thấy, loại vải này cũng đầy đủ các chức năng Lọc và thoát nước, Phân tách, Gia cường nền đắp, nhưng cường độ chịu kéo đứt thấp. 

Vải địa kỹ thuật dệt có chiều kéo theo phương ngang của cuộn khổ

Là một loại vải địa kỹ thuật dệt mà mật độ sơi dệt theo phương ngang dày hơn theo phương dọc. Phương ngang là theo chiều của rộng khổ vải cuộn lại, và chiều dọc là theo chiều dài của cuộn vải. Các đặc tính này có ảnh hưởng đến công tác thi công trải vải và may vải tại công trình cũng như trong phòng thí nghiệm, ví dụ ta có loại vải địa kỹ thuật gia cường mà Hưng Phú nhập khẩu từ Hàn Quốc có thông số là 200/50 kN/m.

Vải địa kỹ thuật dệt

Vải địa kỹ thuật dệt có chiều kéo theo phương dọc của cuộn khổ

Nhà sản xuất kéo các sợi Polyester hoặc Polypropylene tùy theo mức độ của lực kéo mà có mật độ sợi vải đúng với yêu cầu thiết kế của các dự án. Vài địa kỹ thuật có phương kéo theo chiều dọc cuộn khổ có sợi dệt dày hơn theo phương ngang.

Ví dụ vải địa kỹ thuật dệt có tên gọi là 200/100kN/m là đặc tính chịu kéo của vải theo chiều dọc cuộn vải lớn hơn ngang. Trong phòng thí nghiệm phá hủy mẫu, các kiểm nghiệm viên thường cắt mẫu theo hai chiều khác nhau để kiểm tra. Ở công trình các kỹ sư cũng tính toán lực kéo nào mạnh nhất để may vải theo chiều đó. 

Vải địa kỹ thuật dệt

Vải địa kỹ thuật gia cường, hay gọi là vải địa kỹ thuật cường độ cao.

Vải địa kỹ thuật cường độ cao là một loại vải có đầy đủ các tính chất như tách, lọc, chống thấm ngược, phân cách và nó quan trọng nhất vẫn là tính bền xé trong chịu lực. Vải này có cấu tạo sợi kéo dệt rất dày đặc và theo hai phương kéo đều nhau.

Cường độ ch%B