Rọ đá, Địa kỹ thuật nền móng, Rọ đá hộc, Rọ đá neo, Thảm đá, Thảm rọ đá
Lưới rọ đá là gì – Những câu hỏi thường gặp về rọ đá – Thảm đá
Nội dung
- Rọ đá là gì
- Thảm đá và những ứng dụng cùng Rọ đá neo
- Thiết kế kè rọ đá
- Lưới rọ đá là gì ?
- Thi công rọ đá dưới nước như thế nào ?
- Dự toán trình duyệt dự án
- Kích thước rọ đá là gì ?
- Kích thước rọ đá thông dụng là gì ?
- Tiêu chuẩn rọ đá ?
- Tiêu chuẩn rọ đá Hưng Phú
- Báo giá rọ đá theo quy cách và tiêu chuẩn nào ?
- Vải địa kỹ thuật không dệt nào sử dụng chung với Rọ đá ?
Rọ đá là gì
Rọ đá là gì? là một cái giỏ đựng đầy đá, chúng được định hình bằng lưới thép xoắn kép hoặc lưới thép hàn thành các khối lập phương, hình chử nhật, hình vuông hoặc hình tròn. Tiếng Anh gọi là Basket Gabion “rọ đá” hoặc mattress là “thảm đá”. Điều thú vị của Rọ đá là từ hàng ngàn năm trước.
Người Ai Cập sinh sống bên dòng sông Nil họ đã biết sử dụng những cái Giỏ bằng mây tre để đựng đất, cát hoặc đá để chế ngự dòng chảy của sông Nil. Người xưa đã biết dùng những cái Giỏ có hình dạng khác nhau, tròn, vuông, hình chữ nhật, tạo thành các khối.
Ngày nay trong thuật ngữ xây dựng hạ tầng gọi là Rồng đá (Định hình tròn), Rọ đá hộc (Định hình khối vuông) Thảm đá (định hình vuông hoặc chữ nhật rộng và mỏng). Leonardo da Vince đã từng thiết kế một loại “Gabion” gia cố nền móng một lâu đài San Macro ở Milan.
Cho đến cuối thế kỷ thứ 19, Rọ đá được ứng dụng với nhiều hình thức sản xuất khác nhau phổ biến trong xây dựng dân dụng và được cấp bằng sáng chế bởi Gaetano Maccaferri ở Sacerno, Emilia Romagna. Tại Hoa Kỳ được sử dụng vào đầu tiên vào năm 1957 đến năm 1965 trên sông Bắc, Virginia và sông Zealand, New Hampshire.
Thảm đá là gì ?
Thảm đá là một biến thể thiết kế của rọ đá trong xây dựng hạ tầng cơ bản và xây dựng gia cố nền móng trong công tác thủy lợi, kè đê đập chống xói mòn của dòng nước xiết, hoặc lở đất. Còn có một tên gọi khác của biến thể này là Nệm đá.
Chúng cũng không khác với các biến thể Rọ là bao nhiêu về các đặc tính cơ bản, cũng có các thông số kỹ thuật như độ bền kéo, kích thước mắt lưới xoắn kép, đường kính dây đan, vách ngăn, cũng như cách thi công lắp đặt. Nệm đá hay còn gọi là Thảm đá lại rất khác biệt trong ứng dụng nếu kết hợp giữa các loại với nhau. Kết hợp Rọ đá neo, rọ đá hộc, và thảm rọ.
Nệm đá là một tấm thảm đá lớn hơn rọ đá, có mặt thiết diện từ 10m dài và 2m rộng, thậm chí có các thiết kế dài tới 10mx3m cho một tấm thảm đá, tùy thuộc vào thiết bị thi công sẳn có hoặc các yêu cầu thiết kế từ công trình, nhà thầu hoặc chủ đầu tư có thể yêu cầu sản xuất những tấm thảm lớn, hoặc có những quy cách đặc biệt như một ngoại lệ.
Các yêu cầu của nhà thầu hoặc chủ đầu tư thường kết hợp sản xuất tấm Nệm đá phải đạt các tiêu chuẩn theo ASTM hoặc chuẩn thí nghiệm Quốc gia của các Bộ nghành có thẩm quyền, các tấm thảm này đạt độ uyển chuyển trong thi công và trong lắp đặt. Một nệm đá có chiều dày thông thường từ 0,23m đến 0,5m.
Thảm đá và những ứng dụng cùng Rọ đá neo
Trở lại với một vài dòng giới thiệu từ khởi nguyên sơ khai của Rọ đá, từ Gabion được người Pháp công nhận có nghĩa là một vị trí kiên cố. Vậy Gabion basket gọi chung là Rọ đá (một cái giỏ) mà từ đó có biến thể thiết kế với tên gọi là Mattresses từ này được gọi một cách chính xác là Nệm đá.
Vào thế kỷ 20, rọ được thiết kế đơn giản để gia cố và giữ đất trong các công trình sông suối chống xói mòn sụt lở và chúng phát huy hiệu quả, do đó được sử dụng rất phổ biến khắp nơi trên thế giới.
Trong nửa cuối thế kỷ 20, một giải pháp tinh vi hơn, thông minh hơn trong việc sản xuất các sản phẩm Rọ đá hiện đại là bọc nhựa dây đan hoặc nhúng nóng mạ kẽm dây đan bằng thép, bởi những đặc tính được cải tiến này mà cấu trúc của nó bền bỉ hơn với thời gian.
Các kỹ sư tự tin đưa vào những thiết kế của mình để xây dựng các dự án bảo vệ đê điều, chống xói lở trong các công trình hạ tầng và dân dụng. Nệm đá ngày càng tin cậy hơn với độ bền bỉ cùng với các công trình đã được sử dụng khắp nơi trên thế giới.
Rọ đá hộc là gì ?
Rọ đá hộc là một định hình các kích thước khác nhau tùy thuộc vào thiết kế của công trình. Thông thường các tấm lưới xoắn kép được đan bằng máy chuyên dụng, được kết với nhau bằng những vách ngăn ở giữa.
Rọ đá hộc không phải là một khái niệm mới, mà chỉ là một biến thể thiết kế rọ đá từ thời sơ khai, đó là một cái giỏ đựng đầy đá. Nhưng tùy thuộc vào mắt lưới to nhỏ khác nhau để lèn đá vào bên trong chiếc giỏ đó cũng khác nhau.
Có bao nhiêu loại rọ đá hộc? Phân nhóm có 02 loại, đó là có bọc nhựa dây đan và nhúng nóng mạ kẽm dây đan.
Quy cách mắt lưới dùng cho Rọ đá hộc thường có mắt lưới lớn, thông thường những mắt lưới đan tay có kích thước D=14cm đến 16cm thậm chí có mắt lưới rất lớn từ 20cm.
Quy cách của Rọ này thế nào ? Tùy theo các biến thể thiết kế, hoặc các yêu cầu của địa chất, các kỹ sư thiết kế có thể lựa chọn theo tiêu chí của Rọ.
Kích thước đá lấp, mắt lưới, đường kính dây đan, bọc nhựa PVC hay không. Hoặc đơn giản như vùng đất ba gian có địa hóa học độ trung tính thì chỉ cần dây đan mạ kẽm.
Rọ đá mạ kẽm là gì ?
Rọ đá mạ kẽm cũng được định hình như các loại lồng đá, với kích thước khác nhau tùy vào địa hình dự án. Do đó dây đan xoắn kép được mạ kẽm nhúng nóng tùy vào định lượng của kẽm để có dây đan chất lượng tùy thuộc vào độ dày của kẽm.
Dây đan mạ kẽm dây thép mềm để công tác đan mắt lưới dễ dàng hơn. Dây đan tùy thuộc vào sự chọn lựa và yêu cầu dủa dự án. Dây đan nhỏ nhất là từ 1.0mm đến 3.0mm. Việc đan các lồng đá này tùy thuộc vào máy đan.
Ban đầu máy đan các dây thép, tối thiểu từ 1.0mm đến 3.0mm. Thành các tấm lưới được cắt theo quy cách, dài, rộng, cao. Sau đó chúng được gép nối với nhau qua định hình các góc cạnh. Chúng được xếp và đóng kiện trước khi chở đến công trình.
Bạn có thể tham khảo thêm trong phần Báo giá Rọ đá của Hưng Phú.
Rọ đá bọc nhựa PVC là gì ?
Rọ đá hoặc thảm đá kè cứng cho sông suối, lót lòng kênh mương thủy lợi hoặc chống sạt lở đất. Tuổi thọ của công trình tùy thuộc vào chất lượng dây đan và kỹ thuật thi công lèn vật liệu lấp bên trong. Tuổi thọ công trình cũng tùy thuộc vào đặc tính khắc nghiệt của môi trường từng nơi riêng biệt.
- Rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC là một “lồng đá” đan bằng dây thép mạ kẽm nặng hoặc mạ kẽm nhẹ. Bên ngoài được bọc thêm một lớp nhựa PVC để được bảo vệ lỏi thép trong môi trường ăn mòn kim loại tối đa.
- Rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC là một tấm lưới thép được định hình theo khối. Ở những hình dạng thích hợp với vật liệu lấp bên trong. Dây đan mạ kẽm nhẹ hoặc mạ kẽm nặng được bọc thêm một lớp nhựa PVC bên ngoài.
Độ dày tối thiểu của dây đan rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC là 1mm so với lỏi thép bên trong. Ví dụ như ta có dây đan có lỏi là 2,7mm thì bọc nhựa PVC xung quanh nó có đường kính là 3,7 đến 3,8mm.
Thiết kế kè rọ đá
Thiết kế kè rọ đá theo phương pháp kè cứng
Phương pháp kè cứng dùng vật liệu lấp là đá hoặc các vật liệu cứng khác. Một số trường hợp ngoại lệ. Một vài nơi họ dùng vật liệu là chất thải rắn không gây hại cho môi trường. Phương pháp kè cứng được thiết kế cho việc rải thảm đá, lót kênh mương và lòng sông suối.
Phương pháp kè cứng cũng áp dụng nhiều trong hầu hết tường chắn trọng lực. Tường chắn trọng lực thẳng đứng và tường giật cấp. Hầu hết phương pháp này đều áp dụng cho tất cả các quy cách rọ đá, thảm rọ và rọ neo.
Phương pháp kè cứng có rất nhiều thiết kế khác nhau. Tùy vào vật liệu lấp ở địa phương mà các kỹ sư yêu cầu thi công theo thực địa. Cũng tùy thuộc vào dòng chảy thủy lực và độ xói mòn hoặc bồi tụ của lòng kênh. Của tường chắn chống sụt lở đất.
Các thiết kế kè rọ đá bảo vệ các công trình theo hình vẽ sau.
Các phương pháp kè cứng chống sụt, trượt đất. Chống xói mòn và tường chắn trọng lực. Theo các hình vẽ như sau
Hưng Phú là nhà sản xuất và thương mại Rọ đá – Thảm đá – Lưới thép xoắn kép. Trong hơn 15 năm qua. Thiết kế kè rọ đá là công việc thuộc về các kỹ sư địa chất hoặc các Kỹ sư Địa kỹ thuật nền móng.
Vì là nhà sản xuất Rọ đá – Thảm đá cung cấp cho rất nhiều công trình từ Trung Bộ đến tận mũi Cà Mau, Tây Nguyên. Những nơi có địa tầng phức tạp nào sử dụng nhiều Rọ đá kết hợp với Vải địa kỹ thuật.?
Những thiết kế kè rọ đá trong thuật ngữ chuyên nghành Địa kỹ thuật nền móng thường gọi là kè cứng. Phương pháp kè cứng dùng Rọ đá hoặc Thảm đá được sử dụng hầu hết trong các công trình chống sạt lở đất.
Thiết kế kè rọ đá theo bản vẽ dự án có những trường hợp Đúng nhưng không cần thiết. Cũng có những bản thiết kế kè rọ đá sử dụng kết hợp Vải địa là cần thiết nhưng không có trong thiết kế. Chúng tôi không dám nói rằng những Kỹ Sư họ làm sai. Có thể là những cảm tính trong tính toán hoặc những kinh nghiệm ở một góc độ hoặc một tầm nhìn khác.
Mọi thiết kế trong các dự án xây dựng nói chung, trong công tác kè chống xói mòn đều phải qua thí nghiệm mới đáng tin cậy.
Tạm kết là: Trong phương pháp thiết kế kè rọ đá có hai phương pháp. Đó là kè cứng và kè mềm. Bạn có thể tìm đọc trong nội dung chúng tôi xuất bản về Phương pháp kết hợp lưới rọ đá và Túi địa kỹ thuật trong công tác chống xói mòn sạt lở bờ sông trong link.
Thiết kế kè lưới thép rọ đá bằng phương pháp kè mềm
Phương pháp kè mềm dùng lưới rọ đá, định hình thành các khối theo quy cách thiết kế dự án, nhưng vật liệu lấp bên trong không phải là đá. Mà bằng các Túi địa kỹ thuật được lèn vật liệu cát đất ở địa phương.
Nói một cách giản dị. Túi địa kỹ thuật là một cái túi được may lại bằng vải địa kỹ thuật dệt hoặc không dệt. Vải địa kỹ thuật có cường độ chịu kéo hay còn gọi là độ kháng kéo từ 9kN/m đến 30kN/m. Bạn từng thấy cái “bao cát” rồi chứ? chính là nó.
Trong tiếng Anh gọi là Geobags. Túi địa kỹ thuật sử dụng nhiều nhất được may bằng vải địa kỹ thuật không dệt. Hưng Phú thường may chúng bằng vải địa kỹ thuật ART12 hoặc ART15.
Trong công nghệ dệt vải xuyên kim, nhà sản xuất có cho một loại kháng chất chống tia cực tím UV. Do đó ở công trình chúng chống chịu được ánh nắng mà không mục hóa trong một thời gian dài.
Túi địa kỹ thuật được may từ vải địa, do đó chúng có các tính năng thoát nước và tách lọc qua kích thước lỗ. Giữ lại vật liệu cát lấp bên trong nó. Được sử dụng nhiều trong các công trình kè sông. Công trình lấn biển, bảo vệ linh hoạt cho các địa hình không bằng phẳng.
Túi địa kỹ thuật sử dụng trong vài năm, chúng tạo thành thảm thực vật phủ xanh bên trên nó. Đó những yếu tố ảnh hưởng đến tia cực tím chiếu lên nó suy giảm, làm kéo dài tuổi thọ và thời gian mục hóa lên đến cả trăm năm.
Lưới rọ đá là gì ?
Cấu tạo lưới rọ đá
Lưới rọ đá là một tấm lưới được đan bằng dây thép mềm mạ kẽm hoặc bọc nhựa PVC. Mỗi một mắt lưới hình lục giác được xoắn kép tạo thành 2 vòng đôi với kích thước mắt lưới khác nhau.
Dây đan tạo nên tấm lưới có đường kính dây đan tương đương với các tiêu chuẩn kỹ thuật. TCVN hoặc ASTM tùy theo yêu cầu thí nghiệm của công trình.
Chú ý: Lưới rọ đá hoàn toàn khác hẳn lưới thép B40 mà trong dân gian thường gọi. Ở lưới B40 chúng được đan với công nghệ đơn giản hơn bằng cách định hình ziczac. Mỗi mắt lưới được móc đơn vào với nhau thành ô lưới hình vuông.
Lưới rọ đá xoắn kép có đường kính dây đan thép mạ kẽm nhỏ nhất từ 1.5mm đến 3.0mm. Nếu là dây đan mạ kẽm bọc nhựa PVC thì có dây đan nhỏ nhất từ 3.0mm đến 3.7mm.
Kích thước mắt lưới hiện nay thông dụng nhất trong các công trình kè cứng là.:
Mắt lưới 6cmx8cm = D = 6cm. Mắt lưới 8cmx10cm = D = 8cm. Mắt lưới 10cmx12cm = D =10. Mắt lưới D=12.
Ưu điểm lưới rọ đá
Rọ đá từ thuở sơ khai chúng khá đơn giản bằng các lồng gép các dây đan bằng cách hàn lại với nhau. Qua quá trình sử dụng hàng trăm năm nay. Các kỹ sư tin cậy trong giải pháp kè cứng. Rọ đá được cải tiến bằng cách mạ kẽm dây đan. Ở môi trường khắc nghiệt như đê biển. Lưới thép rọ đá được bọc một lớp nhựa PVC quanh nó dày 1mm.
Ưu điểm của lưới rọ đá là:
- Sự linh hoạt trong định hình và lắp đặt dễ dàng
- Mắt lưới xoắn kép không bị phá vỡ cấu trúc khi một mắt lưới bị bung vỡ.
- Khắc phục sự bung vỡ dễ dàng bằng cách vá lại chúng từng mắt lưới.
Mời bạn xem qua các tiêu chuẩn rọ đá Hưng Phú và chỉ tiêu sản xuất. Ở đó chúng tôi đã trình bày rất rõ về các ưu điểm cũng như các tiêu chuẩn sản xuất.
Thi công rọ đá dưới nước như thế nào ?
Thi công rọ đá và thảm đá là một công việc nặng nhọc. Đòi hỏi các thiết bị chuyên dụng cơ giới hạng nặng. Các nhà thầu thi công cho các công trình trọng điểm Quốc gia về Rọ đá. Cũng như các chủ đầu tư thương căn cứ vào tiêu chuẩn thi công TCVN 10335:2014 để nghiệm thu.
Bộ tiêu chuẩn này là tài liệu để hầu hết mọi nhà thầu thi công vật liệu Rọ đá tham chiếu. Trong công tác thi công và nghiệm thu. Nó là tài liệu khá đầy đủ và được trích dẫn trong bộ tiêu chuẩn của ASTM Quốc tế. Mời bạn xem thêm tài liệu viện dẫn ở bên dưới.
Biện pháp thi công rọ đá mà chúng tôi xuất bản trong bài viết này. Nhằm giúp các Nhà thầu thi công Rọ đá tham khảo và tham chiếu một cách đầy đủ hơn. Nó không những đúc kết kinh nghiệm ngoài thực tiễn. Mà còn hữu ích trong các yêu cầu thí nghiệm và quy trình cắt mẫu.
TCVN 10335:2014 do Bộ Giao thông vận tải tổ chức biên soạn và đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
RỌ ĐÁ, THẢM ĐÁ VÀ CÁC SẢN PHẨM MẮT LƯỚI LỤC GIÁC XOẮN KÉP PHỤC VỤ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Gabions, Revet Mattresses and double – twisted hexagonal mesh Products used for Waterway Constructions – Specifications
Công tác chuẩn bị thi công
Mỗi một nhà thầu đều có những kinh nghiệm riêng. Trong các biện pháp thi công rọ đá – Thảm đá. Năng lực nhà thầu tuỳ thuộc và thiết bị chuyên dụng sẳn có để có thể thi công Rọ đá – Thảm đá một cách thuận lợi hay không.
Trong khâu sản xuất rọ đá mà Hưng Phú công bố theo tiêu chuẩn Cơ sở. Về quy cách đóng kiện và chằng buộc kiện theo lô và ngày sản xuất. Khi đến công trình. Rọ đá Hưng Phú luôn định sẳn khung viền (boder).
Dây đan mạ kẽm hoặc dây đan bọc nhựa trong công tác sản xuất. Rọ đá Hưng Phú luôn bảo đảm về tính mềm dẽo. Bảo đảm tính dằn xóc của khối đá khi thi công. Không bị bong tróc lớp nhựa bọ hoặc trầy xước lớp mạ kẽm.
Trích dẫn:
Cốt thép làm rọ, thảm phải đúng chủng loại thiết kế, là loại thép mạ hoặc mạ và bọc nhựa, đảm bảo đường kính, lớp mạ bền chặt, không bị bong rộp, trầy xước quá giới hạn quy định, đảm bảo các yêu cầu được quy định ở Điều 5 của tiêu chuẩn này. Dây buộc và các dây thép gia cường, các giằng ngang cũng phải được mạ hoặc mạ và bọc nhựa.
Các rọ, thảm phải đảm bảo chất lượng và kích thước theo yêu cầu thiết kế, trước khi đưa vào thi công đều được Kỹ sư giám sát kiểm tra chấp thuận.
Dự toán trình duyệt dự án
Lưới thép rọ đá chúng tôi báo giá đến quý khách bằng m2. Tùy theo mắt lưới lớn nhỏ và đường kính dây đan. Bọc nhựa PVC hay mạ kẽm mà chúng tôi có báo giá cho quý bạn. Căn cứ vào số lượng cũng như thời gian thanh toán giao hàng. Giá có thể tốt hơn nếu bạn chịu khó thảo luận. Cho chúng tôi biết thêm vài thông tin mà dự án bạn yêu cầu.
Bạn có thể tham khảo ở bài viết báo giá rọ đá mạ kẽm | Rọ đá bọc nhựa PVC Hưng Phú và những chỉ tiêu sản xuất. Trong Link kèm theo. Túi địa kỹ thuật hiện nay chúng tôi chưa có báo giá cụ thể. Tuy vậy chúng tôi định giá được rằng. Cùng trong một khối lượng đá lấp. Nếu sử dụng túi địa kỹ thuật kết hợp với lưới rọ đá, quý khách có thể tiết kiệm từ 30 đến 40% giá trị công trình.
Kích thước rọ đá là gì ?
Rọ đá – Thảm đá và Thảm rọ đá là những khối định hình chiều dài, rộng và cao. Do đó chúng có những kích thước lớn nhỏ khác nhau để có tên gọi là rọ hoặc thảm. Định hình theo chiều dài và có hình tròn thường gọi là rồng đá.
Kích thước rọ đá thông dụng là gì ?
Kích thước rọ đá thông dụng, là những định hình khối lập phương trong phương pháp thiết kế từ khâu sản xuất cho đến thi công. Những kích thước được khẳng định thiết kế đó là tối ưu cho từng loại đá, thích hợp cho từng loại mắt lưới khác nhau trong cùng một phương pháp kè.
Chúng được sử dụng một cách phổ biến và thường xuyên trong quá trình chúng tôi sản xuất và cung ứng cho các nhà thầu thi công.
Quy cách thông dụng hiện nay chúng tôi thường cung cấp Rọ đá 2mx1x0.5m hoặc Rọ đá 2mx1mx1m cùng với chỉ tiêu dây đan thông dụng bao gồm dây đan bọc nhựa PVC và dây đan mạ kẽm nhẹ theo tiêu chuẩn TCVN 2053 1993. Cũng là tiêu chuẩn cơ sở mà Hưng Phú đã đăng ký.
Kích thước rọ đá đặc biệt là những chiếc “lồng đá” định hình một cách đặc biệt, nó không theo một quy chẩn cụ thể nào. Những định hình kích thước này thường đi đôi với các công trình kè cứng có địa hình phức tạp. Thường chúng được định hình rọ đá cho cảnh quan hoặc các công trình thủy lợi, ngăn cống rảnh và chống xói mòn cho các trụ cầu.
Kích thước rọ đá thông dụng nhất là những định hình khối lập phương gọi là Hộp rọ đá hoặc các Khối rọ liên kết với nhau tạo thành Thảm rọ đá. Định hình tấm thảm lớn mõng và rộng gọi là Thảm đá. Ngoài ra các định hình khác đều không nằm trong kích thước thông dụng. Ví dụ như Rọ đá neo hoặc Rồng đá.
Kích thước mắt lưới (mm) | Rọ đá thông dụng | Thảm đá thông dụng | ||
---|---|---|---|---|
Kích thước
Dài x Rộng x Cao |
Tổng diện tích
M2 |
Kích thước
Dài x Rộng x Cao |
Tổng Diện tích
M2 |
|
P6 (6cm x 8cm)
P8 (8cm x 10cm) P10 (10cm x 12cm) |
1m x 1m x 0.5m | 4 m2 | 3m x 2m x 0.5m | 19 m2 |
1m x 1m x 1m | 6 m2 | 4m x 2m x 0.3m | 24,4 m2 | |
2m x 1m x 0.5m | 7,5 m2 | 5m x 2m x 0.5m | 31 m2 | |
2m x 1m x 1m | 11 m2 | 6m x 2m x 0.3m | 31,8 m2 | |
2m x 1,5m x 0.5m | 10,25 m2 | 10m x 2m x 0.5m | 52,6 m2 | |
Ghi chú | + Dung sai kích thước mắt lưới: ± 10%
+ Dung sai đường kính dây đan, dây viền: ± 5% + Dung sai kích thước thảm (dài, rộng, cao): ±5%; ±5%; ±5% + Trọng lượng mạ kẽm: 50÷80 g/m2 / 250÷280 g/m2 + Dây buộc 2.2 – 3.2 được cung cấp kèm theo = 2% trọng lượng thảm. |
|||
Kích thước rọ đá và thảm đá được sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng |
Tiêu chuẩn rọ đá ?
Có 02 tiêu chuẩn thường sử dụng trong công tác thi công kè cứng bằng Rọ đá. Tiêu chuẩn cơ sở mà các nhà máy sản xuất Rọ đá trên toàn Quốc là theo TCVN 2053:1993. Đây là tiêu chuẩn rọ đá cơ sở được công bố sản xuất mặc định theo dây đan.
Tiêu chuẩn rọ đá mới đó là theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10335:2014 về Rọ đá, thảm đá và các sản phẩm mắt lưới lục giác xoắn phục vụ xây dựng công trình giao thông đường thủy – Yêu cầu kỹ thuật.
Bộ tiêu chuẩn này thường sử dụng trong các công trình trọng điểm quốc gia. Nó bao gồm các yêu cầu về kỹ thuật thi công rọ đá và nghiệm thu ngoài thực địa. Cũng bộ tiêu chuẩn này. Chúng được viện dẫn khá nhiều từ các tiêu chuẩn thí nghiệm ASTM. Ví dụ:
ASTM D6711, Standard Practice for Specifying Rock to Fill Gabions, Revet Mattresses, and Gabion Mattresses (Tiêu chuẩn thực hành xác định loại đá dùng trong rọ đá, thảm đá và thảm rọ đá).
ASTM D7014, Standard Practice for Assembly and Placement of Double-Twisted Wire Mesh Gabions and Revet Mattresses (Tiêu chuẩn thực hành về lắp đặt rọ đá và thảm đá mắt lưới lục giác xoắn kép).
Quy cách đặc biệt của rọ đá – thảm đá
Quy cách đặc biệt là những quy cách của rọ đá không thuộc những quy cách thông dụng ở trên. Chúng thường là những định hình khối đặc biệt có thể theo hình thang, hình tam giác, hình tròn hoặc là lục giác. Nói một cách ngắn gọn. Rọ đá có quy cách đặc biệt không phải là định hình lập phương hoặc chữ nhật trừ trường hợp ngoại lệ Rọ đá Neo.
Rọ đá neo cũng là một trong những quy cách đặc biệt của định hình trong thi công. Vậy rọ đá neo là gì?
Rọ đá neo là một định hình khối đá lập phương hoặc khối đá hộc được lèn bên trong rọ, gọi là Rọ đá hộc, có chiều cao như một Rọ đá bình thường theo các quy cách ở trên. Nhưng khác biệt là phần thân của rọ có thêm một tấm lưới neo vào đất hoặc neo vào các vị trí phía trên đỉnh hoặc phía dưới chân công trình. Cấu trúc tấm neo này giữ có khối hoặc toàn bộ khối của của công trình không bị sụp đổ.
Thảm đá – Quy cách đặc biệt theo đơn đặt hàng.
Thảm đá là một quy cách đặc biệt, bởi nhà thầu thi công phải bảo đảm có các thiết bị thi công cớ giới chuyên dụng cho việc thả thảm đá lớn. Quy cách của Thảm đá tối đa hiện nay là 10mx3mx03m và 10mx3mx0.5m.
Thảm đá và thảm rọ đá, thông thường được sử dụng trong việc chống xói mòn ở những nơi có dòng chảy mạnh và bồi tụ lớn. Mặt rộng của lòng sông, bờ kênh, hoặc bờ đê được kè rọ đá, kết hợp với vải địa kỹ thuật không dệt có lực kéo từ 12kN/m đến 22kN/m
Quy cách đặc biệt của Thảm Rọ đá hoặc Rọ đá thường được sử dụng trong những công trình nào?.
- Những công trình phức tạp có tường chắn trọng lực neo trong đất nhằm cải tạo và chống xói mòn sông suối, bao gồm làm đẹp cảnh quan
- Những công trình kè đê đập trong Thủy lợi đê điều, bao gồm xử lý các ống cống điều tiết xả lũ hoặc điều tiết tưới tiêu trong nông nghiệp
- Các công trình trang trí cảnh quan.
Tiêu chuẩn rọ đá Hưng Phú
Hưng Phú sản xuất rọ đá – Thảm đá theo mọi tiêu chuẩn hiện có. ASTM hoặc TCVN 10035:2014 hoặc Tiêu chuẩn cơ sở mà Hưng Phú công bố và đăng ký với Cụ sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp.
Tiêu chuẩn cơ sở Rọ đá – Thảm đá Hưng Phú sản xuất
Tiêu chuẩn cơ sở là căn cứ mà chúng Hưng Phú sản xuất tất cả các mặt hàng Rọ đá -Thảm đá ở mọi quy cách, nếu quý khách không có yêu cầu đặc biệt nào cho dự án. Mộ Hợp đồng sản xuất gia công, mặc nhiên là Tiêu chuẩn cơ sở.
Tiêu chuẩn cơ sở được mặc nhiên là Dây đan mạ kẽm nhẹ, dây đan mạ kẽm nhẹ có bọc nhựa PVC. Dây viền mạ kẽm nhẹ, dây viền mạ kẽm nhẹ có bọc nhựa PVC. Ngoài ra dây buộc chúng tôi cung cấp theo đơn hàng tính theo trọng lượng của đơn hàng. Dây buộc theo đơn Mạ kẽm nhẹ có đường kính là 2mm đến 2.2mm. Và bọc nhựa PVC từ 1.9mm đến 2.2mm.
Quy cách thông thường đi kèm theo với dây đan và dây viền mặc định cho công bố theo Tiêu chuẩn cơ sở như trên là:
- Dây đan mạ kẽm nhẹ đường kính 2.2mm Dây viền 2.7mm (Bọc nhựa PVC)
- Dây đan mạ kẽm nhẹ đường kính 2.4mm Dây viền 3.0mm (Bọc nhựa PVC)
- Dây đan mạ kẽm nhẹ đường kính 2.7mm Dây viền 3.2mm (Bọc nhựa PVC)
- Dây đan mạ kẽm nhẹ đường kính 3.0mm dây viền 3.4mm (Không bọc nhựa PVC)
Sau đây là bảng công bố tiêu chuẩn cơ sở của Hưng Phú về chỉ tiêu dây đan, đây viền và cả quy cách thông dụng đã được đăng ký.
Tiêu chuẩn TCVN:10335:2014
Tiêu chuẩn TCVN 10335:2014 là một tiêu chuẩn mới nhất về rọ đá – Thảm đá, bao gồm các chỉ tiêu dây đan, dây viền và dây buộc. Đây là một tiêu chuẩn khá cao đòi hỏi dây đan mạ kẽm nặng, cùng với các sai số (Dung sai) cho phép là rất nhỏ ở tiêu chuẩn thí nghiệm dây đan. Và có dung sai cho phép lớn chỉ ở mắt lưới danh định.
Bộ tiêu chuẩn này do Bộ Giao thông vận tải tổ chức biên soạn và đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Và do đó hầu như chúng được sao chép gần hết các tiêu chuẩn của ASTM Quốc tế về Rọ đá – Thảm đá, bao gồm cả các chỉ tiêu dây đan mạ kẽm nặng, và bọc nhựa PVC cũng thí nghiệm theo tiêu chuẩn nhựa của phương pháp thí nghiệm theo ASTM.
Báo giá rọ đá theo tiêu chuẩn Cơ sở
Kích thước mắt lưới và dung sai cho phép trong tiêu chuẩn.
Thông số kỹ thuật và chỉ tiêu thí nghiệm của dây nhựa PVC
Báo giá rọ đá theo quy cách và tiêu chuẩn nào ?
Bảng báo giá rọ đá quy cách thông dụng này căn cứ vào bảng báo giá tính theo m2 mà Hưng Phú đã xuất bản ở bài viết Báo giá rọ đá Hưng Phú theo chỉ tiêu sản xuất. TCCS = Tiêu chuẩn cơ sở mà Hưng Phú công bố chất lượng cũng như đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp và quy cách Rọ đá & Thảm đá trong xây dựng hạ tầng cơ bản.
Nếu là dây đan và dây viền có bọc nhựa PVC theo quy cách báo giá trên, đường kính dây đan có kích thước sau khi bọc nhựa PVC là +1mm. Nghĩa là dây đan bọc nhựa PVC lúc này có đường kính là 3.2mm theo dung sai TCVN 10035:2104 là +-5%. Dây viền mạ kẽm nhẹ từ 2.7mm bọc nhựa PVC là 3.7mm.
Báo giá rọ đá theo dây đan mạ kẽm 2.4mm dây viền 3.0mm mắt lưới P8 = 8cm x 10cm
Những quy cách thông dụng trong bảng báo giá rọ đá chúng tôi cung cấp bên dưới. Được tham chiếu với bảng báo giá Rọ đá mà Hưng Phú cung cấp sau đây. Vì giá thép của thị trường thế giới cũng như nội địa. Trong thời điểm dịch Covid-19 hiện nay chúng biến động thất thường.
Vải địa kỹ thuật không dệt nào sử dụng chung với Rọ đá ?
Loại vải địa nào kết hợp ?
Vải địa kỹ thuật không dệt có tính năng tách lọc, gia cường và thoát nước. Nhưng với “sức nặng ngàn cân” của lớp rọ đá hoặc mặt rộng của tấm Thảm đá bên trên. Việc gia cường một lớp vải địa kỹ thuật bên dưới là cần thiết.
Hưng Phú có 02 loại vải địa kỹ thuật không dệt để kết hợp với công tác Kè Rọ đá. Vải địa kỹ thuật không dệt giá rẻ bán theo Kg, mỗi Kg có diện tích từ 4 – 5m2 trên mỗi Kg. Lực kéo từ 12kN/m đến 15kN/m. Khổ vải rộng 1,6m định lượng 200g/m2
Bạn có thể tham khảo thêm ở đây:
Loại vải địa kỹ thuật không dệt ART có bảng báo giá kèm theo sau đây:
Chúng tôi minh họa ở Hình ảnh 4. Rọ đá Hộc được kết hợp cùng vải địa kỹ thuật không dệt có lực kéo từ 15kN/m đến 25kN/m trong trường hợp này.
Khối cấu trúc này nếu không giữ được những “hạt cát nhỏ phía sau” thì qua một thời gian ngắn, chúng sẽ đổ sập cấu trúc vì quá nặng. Điều này thường xảy ra ở những tường chắn trọng lực dùng vật liệu bê tông khối gép với nhau.
Miệng cống là nơi mà các thiết kế kè rọ đá được sử dụng nhiều nhất. Ở Việt Nam hiện nay hầu như khắp nơi trong cả nước đều sử dụng các phương án kè cứng. Cống rảnh nhiều nhất trong công tác thủy lợi miền đồng bằng Sông Cữu Long – Tây Nam bộ. Cống rảnh trong tường chắn trọng lực ở vùng núi Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đắc Nông.
Kết hợp Rọ đá và Vải địa kỹ thuật không dệt
Sự kết hợp nào cũng có những mục đích cần thiết của nó. Thông thường những dự án dùng Rọ đá lót kênh như chúng tôi minh họa sau đây:
Trong trường hợp này, vải địa kỹ thuật không dệt xuyên kim sợi ngắn. Thông thường Hưng Phú cung cấp cho Khách hàng của mình là Vải địa kỹ thuật ART 15 và Vải địa kỹ thuật ART 25. Vải địa kỹ thuật mõng có lực kéo từ 12 đến 15kN/m được lót chống rửa trôi đất trên mái dốc hoặc dưới chân công trình có dòng chảy yếu.
Ở bất kỳ thiết kế kè rọ đá nào cũng theo nguyên lý thiết kế chống xói mòn và rửa trôi đất. Nghĩa là cấu trúc nặng bên trên nó sẽ sụp đổ nếu dòng chảy nước len lỏi vào bên trong vật liệu lấp. Lâu ngày nếu không chống xói mòn, sẽ bị hỏng chân hoặc bục rổng phía bên trong gây sụp đổ.
Cũng như những gợi ý bên trên. Các thiết kế kè rọ đá đôi khi sử dụng vật liệu vải địa là không cần thiết, ví dụ như các công trình tạo cảnh quan làm đẹp. Nhưng những công trình kè chống sạt lở đất phục vụ dân sinh thì bắt buộc phải có vải địa nếu bạn không muốn công trình sụp đổ sớm.
Bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết. Kè Rọ đá chống sạt lở đất tại các điểm dân cư vùng núi ở Việt Nam
Một vài đề xuất theo kinh nghiệm của chúng tôi, về việc kết hợp thiết kế kè rọ đá với vải địa kỹ thuật không dệt ART hoặc vải địa kỹ thuật TS như sau:
- Với tường chắn trọng lực, phía chân công trình là nền đất cứng như các vùng miền núi Tây Nguyên, Lâm Đồng, Đà Lạt hoặc kè các chân công trình đường cao tốc ngang qua núi đồi. Hãy sử dụng Rọ đá kè cứng kết hợp vải địa kỹ thuật không dệt ART 12 đến ART15.
- Với tường chắn trọng lực kè bảo vệ đê chắn sóng biển, kè bảo vệ các công trình cầu cống, lót kênh trên vùng đất yếu. Vải địa kỹ thuật có thêm chức năng gia cường ổn định nền móng. Thông thường sử dụng các loại vải địa kỹ thuật ART có lực kéo từ 22kN/m đến 25kN/m. Tương đương vải địa kỹ thuật ART 20 và ART25.
- Ở những đồi núi triền dốc, thiết kế kè rọ đá còn kết hợp với Lưới địa kỹ thuật. Cùng với vật liệu Bấc thấm hoặc các giải pháp thoát nước khác như tạo các cống cát bao bọc bởi vải địa, Bấc thấm ngang có chiều rộng từ 40cm đến 60cm.
Có hai phía cần phải bảo vệ sự rửa trôi đất trong công tác kè cứng cũng như kè mềm bằng rọ đá hoặc thảm đá. Đó là dòng chảy từ bên trên mái Taluy chảy dọc xuống chân công trình. Dòng chảy thứ 2 cần được bảo vệ là dưới chân công trình là con mương hoặc con suối.
Nhìn qua hình minh họa từ thực tế hiện trường. Trong công tác của dự án này không có vải địa kỹ thuật chống xói mòn và rửa trôi đất. Với nền đất cứng chủ yếu là đá ở bên dưới địa tầng, như công trình này Chủ đầu tư cũng là Người thiết kế đảm bảo không cần dùng vải địa kỹ thuật, vì nó không cần thiết.
Cừ tràm là một vật liệu chịu nước rất lâu năm. Vùng miền Tây Nam Bộ đa số sử dụng chúng để gia cố nền móng trong công tác xây dựng nhà ở. Đặc điểm của Cừ tràm là không được khô nước, nếu không trong vài tháng phơi nắng chúng sẽ bị bục rửa ngay.
Giải pháp đóng cừ tràm như hình ảnh 6 bên trên bạn thấy. Thiết kế kè rọ đá cứng này được gia cố một hàng cừ tràm bên dưới để giữ chân công trình. Dòng suối này có lưu lượng thủy lực mức trung bình,nghĩa là sự bồi tụ cũng như xói mòn ở mức trung bình. Và công trình này hoàn toàn không có một sơ suất nào.
Một vài hình ảnh rọ đá bọc nhựa PVC do Hưng Phú sản xuất