Blog, Địa kỹ thuật nền móng, Thông số kỹ thuật, Thông số kỹ thuật vải địa, Vải địa kỹ thuật, Vải địa kỹ thuật dệt, Vải địa kỹ thuật không dệt, Vải địa kỹ thuật phức hợp
Biện pháp thi công vải địa kỹ thuật và dùng chỉ may vải địa kỹ thuật đúng chuẩn.
Nội dung
Giới thiệu
Nội dung bài viết này Hưng Phú xuất bản trên nền tảng là trích dẫn. Những thông tin trong bài viết mang tính “dẫn dắt, tìm hiểu”. Nhưng tại sao?. Mỗi một nhà thầu thi công vải địa kỹ thuật hay thi công rọ đá. Đều có những năng lực và sở trường riêng.
Vì Hưng Phú cũng là nhà cung cấp vải địa kỹ thuật cho rất nhiều dự án. Đủ mọi loại thành phần nhà thầu. Thi công vải địa kỹ thuật nói chung, là một công việc đòi hỏi có biện pháp và có kế hoạch triển khai.
Có thể bạn là nhà thầu thi công. Bạn sẽ hiểu rằng. Thi công vải địa kỹ thuật dệt để ngăn cách lớp vật liệu. Hoàn toàn khác với thi công vải địa gia cường cho khối đắp nền đất yếu. Việc trải vải gia cường là công việc tiên phong. Nó luôn là việc đầu tiên cho mọi hạng mục sau đó.
Chúng tôi sẽ trích dẫn và lồng ghép nội dung từ bộ Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật TCVN 9844:2013 về Thiết kế và thi công vải địa kỹ thuật. Do Cục đường bộ Việt Nam biên soạn. Bộ Khoa học công nghệ công bố.
Trước khi đi vào vấn đề. Có thể bạn quan tâm đến các nội dung sau đây
- Vải địa kỹ thuật gia cường khối đắp nền đất yếu. Cung cấp cho bạn một giải pháp thiết kế và chọn lựa cường độ chịu kéo của vải.
- Vải địa kỹ thuật không dệt ART. Loại phổ biến nhất ở Việt Nam, cùng với Vải địa kỹ thuật không dệt TS. Cung cấp cho bạn thông số và giải pháp thông dụng nhất.
- Báo giá vải địa kỹ thuật cường độ cao GET của Việt Nam – Cùng với loại vải địa kỹ thuật dệt Bao bố PP. CUng cấp cho bạn giải pháp và thông số kỹ thuật cho Dự án.
- Báo giá 10 loại vải địa kỹ thuật không dệt ART thông dụng nhất. Bao gồm thông tin so sánh giá, dự đoán thị trường vải địa và các giải pháp thông dụng nhất.
Trong chuyên mục Vải địa, chúng tôi phân loại nhiều bài viết. Tương ứng với các giải pháp khác nhau. Về vải địa kỹ thuật giá rẻ. Vải địa kỹ thuật may túi địa kỹ thuật dùng trong kè mềm. Cùng với các thông tin liên quan.
Vải địa kỹ thuật ngày nay, càng phổ biến hơn ngoài tầm chức năng chính của nó vật liệu nền móng. Nó còn là vật liệu sử dụng nhiều trong kỹ thuật môi trường. Như tăng cường bảo vệ lớp đệm lót cho màng chống thấm HDPE. May túi vải trồng cây cho giải pháp canh nông…
Sử dụng chỉ may vải địa kỹ thuật đúng chuẩn
Máy may và chỉ may
Trong kinh nghiệm thực tế. Hưng Phú từng gặp yêu cầu của nhà thầu thi công. Cung cấp máy may vải địa kỹ thuật có 2 đường chỉ. Nó cũng giống như công tác may túi địa kỹ thuật. Nhưng thiết bị may hai đường chuẩn này khá nặng. Khó vận hành ngoài công trường.
có rất nhiều loại máy may vải. Nhưng trong trường hợp này. Hưng Phú có thể đáp ứng cho quý bạn máy may đúng chuẩn và phổ biến nhất. Như hình minh hoạ trên. Chỉ may cũng đã thí nghiệm và sử dụng phổ biết trong công tác thi công này rồi.
Theo trích dẫn của bộ Tiêu chuẩn TCVN 9844:2013 (Gọi tắt là Bộ tiêu chuẩn vải địa) trong bài viết này. Trong phần nối vải như sau:
Khi sử dụng vải phân cách và lọc thoát nước, tùy theo điều kiện thi công và đặc điểm của đất nền, các tấm vải có thể được nối may hoặc nối chồng mí như sau:
Nối chồng mí: chiều rộng chồng mí tối thiểu theo mép biên cuộn vải và giữa các đầu cuộn vải phải được lựa chọn theo điều kiện của đất nền tại Bảng 5.
Nối may:
– Chỉ may phải là sợi tổng hợp loại polypropylene, polyamide hoặc polyester
– Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) phải lớn hơn hoặc bằng 50 % cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM D 4595).
– Khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25 mm. Trong trường hợp đường may đôi, khoảng cách giữa hai đường may không được nhỏ hơn 5 mm.
– Đường may phải nằm ở mặt trên để có thể quan sát và kiểm tra chất lượng đường may sau khi trải vải. Khoảng cách mũi chỉ từ 7 mm đến 10 mm.
Khi sử dụng vải làm lớp phân cách trong trường hợp thi công cắm bấc thấm, giếng cát, cọc cát phải may nối. Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) không nhỏ hơn 70% cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM 4595).
Khi sử dụng vải gia cường phải may nối. Cường độ kéo mối nối không nhỏ hơn 50% cường độ kéo vải đối với chiều khổ vải và không nhỏ hơn 70 % đối với chiều cuộn vải, thử nghiệm theo ASTM D 4595.
Điều kiện đất nền | Chiều rộng chồng mí tối thiểu |
CBR > 2 % hoặc su > 60 kPa | 300 mm ÷ 400 mm |
1 % ≤ CBR ≤ 2 % hoặc 30 kPa ≤ su ≤ 60 kPa | 600 mm ÷ 900 mm |
0,5 % ≤ CBR < 1 % hoặc 15 kPa ≤ su < 30 kPa | 900 mm hoặc nối may |
CBR < 0,5 % hoặc su < 15 kPa | phải nối may |
Tất cả mối nối ở đầu cuộn vải | 900 mm hoặc nối may |
Chỉ may vải địa kỹ thuật và dạng mối nối
Có nhiều quy định cho kỹ thuật may vải địa trong thi công. Mỗi khối đắp và loại vải khác nhau, có cách nối khác nhau. Một vài hình ảnh minh hoạ cho kỹ thuật nối này. Tương ứng với 02 loại vải dệt và vải không dệt.
Tính cường độ kéo tại mối nối
Theo bộ tiêu chuẩn. Cường độ chịu kéo ở các đoạn nối cho từng loại vải khác nhau. Vậy cách tính cường lực theo chỉ may như thế nào. Sau đây là trích dẫn.
Cường độ kéo tại các mối nối nằm trên phương chịu kéo của vải gia cường phải thỏa mãn điều kiện kéo thiết kế, được xác định như sau:
Nối chồng mí ma sát: với vải cường độ cao, mối nối may có thể không thỏa mãn cường độ kéo yêu cầu, trong trường hợp này cần phải nối chồng mí ma sát, chiều dài chồng mí được tính toán như sau:
Kiểm tra trước khi trải vải
Trước khi trải vải phải kiểm tra mặt bằng thi công, thiết bị thi công và vật liệu vải:
– Kiểm tra và nghiệm thu kích thước hình học và cao độ của nền trước khi trải vải theo hồ sơ thiết kế.
– Kiểm tra chứng chỉ chất lượng do nhà sản xuất công bố trong đó nêu rõ tên nhà sản xuất, tên sản phẩm, chủng loại, thành phần cấu tạo của sợi vải và các thông tin cần thiết liên quan đến quy định kỹ thuật của hồ sơ thiết kế.
– Thí nghiệm kiểm tra các đặc trưng kỹ thuật yêu cầu của vải với số lượng không ít hơn 1 mẫu thử nghiệm cho 10.000 m2 vải. Khi thay đổi lô hàng đưa đến công trường phải thí nghiệm một mẫu Quy trình lấy mẫu phải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 8222.
– Kiểm tra chỉ may, máy may nối, thí nghiệm kiểm tra cường độ kéo mối nối và lưu giữ mối nối mẫu để so sánh kiểm tra trong quá trình trải vải
Kiểm tra trong quá trình trải vải
Trong quá trình trải vải, cần phải kiểm tra:
– Phạm vi trải vải đúng theo đồ án thiết kế.
– Chất lượng các mối nối bao gồm chiều rộng chồng mí, khoảng cách từ đường may đến mép vải, khoảng cách và sự đồng đều giữa các mũi kim so với mối nối mẫu quy định tại 6.1.3.
– Chất lượng công tác trải vải bao gồm các nếp gấp, nếp nhăn, trong trường hợp có các lỗ thủng hoặc hư hỏng trên mặt vải cần phải có giải pháp khắc phục.
Kiểm tra sau khi trải vải
– Kiểm tra công tác trải vải trước khi đắp.
– Thời gian tối đa cho phép kể từ khi trải vải cho đến khi đắp phủ trên mặt vải
– Chiều dày tối thiểu của lớp đắp đầu tiên trên mặt vải
Trước khi nghiệm thu nhà thầu phải
Tự kiểm tra chất lượng các hạng mục thi công theo các quy định
Chuẩn bị đầy đủ và hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu theo đúng các thủ tục về quản lý dự án.
Kiểm tra phục vụ cho việc nghiệm thu
– Kiểm tra các biên bản đã thực hiện trong quá trình thi công.
– Kiểm tra các yếu tố hình học theo hồ sơ thiết kế.
Kết quả kiểm tra các nội dung chưa đạt yêu cầu theo hồ sơ thiết kế, phải yêu cầu nhà thầu bổ sung, sửa chữa cho đến khi kiểm tra đạt mới ra văn bản nghiệm thu.
Thi công vải địa kỹ thuật dệt gia cường
Nguyên tắc thiết kế
Vải gia cường có thể bố trí một hoặc nhiều lớp. Nếu bố trí nhiều lớp thì khoảng cách giữa các lớp phải bằng bội số của chiều dày lớp đắp.
Chiều rộng vải gia cường khi thiết kế phải lớn hơn chiều rộng của nền đường mỗi bên, đảm bảo để cuốn phủ lên lớp đắp thứ nhất trên nó và nằm dưới lớp đắp tiếp theo không nhỏ hơn 1,0 m.
Nếu vải gia cường có kết hợp chức năng phân cách và thoát nước cho nền đất yếu thì nên chọn loại vải phức hợp.
Cần hạn chế đến mức ít nhất số lượng mối nối trên phương chịu lực chính của vải gia cường.
Xác định các thông số liên quan đến vải gia cường khi tính toán ổn định trượt nền đường đắp trên đất yếu
Các yêu cầu về ổn định
Mức độ ổn định dự báo theo kết quả tính toán đối với mỗi đợt đắp (đắp nền và đắp gia tải trước) và đối với nền đắp theo thiết kế (có xét đến tải trọng xe cộ dừng xe tối đa trên nền) phải bằng hoặc lớn hơn mức độ ổn định tối thiểu theo yêu cầu của dự án.
CHÚ DẪN:
I – Vùng hoạt động (khối trượt);
II – Vùng bị động (vùng vải địa kỹ thuật đóng vai trò neo giữ);
F – Lực giữ khối trượt của vải gia cường (kN/m);
Y – Cánh tay đòn của lực F đối với tâm trượt nguy hiểm nhất (m);
R – Bán kính cung trượt nguy hiểm nhất;
h – Chiều cao đất đắp (m);
hi – Chiều cao lớp đất đắp thứ I (m);