Dự án Màng chống thấm HDPE, Blog, Địa kỹ thuật môi trường, Dự Án, Màng chống thấm HDPE, Máy hàn bạt HDPE, Máy hàn màng HDPE
Thi công màng chống thấm HDPE và chọn máy hàn bạt HDPE như thế nào là phù hợp?
Giới thiệu
Có thể bạn bắt gặp bài viết này qua một sự cố nào đó. Trong dự án liên quan đến thiết bị, bạn tìm kiếm qua Google Search. Liên quan đến một vài câu hỏi trong công tác thi công màng chống thấm HDPE. Hoặc có thể bạn muốn tìm hiểu về công nghệ phục vụ cho công tác này.
Chào mừng bạn đến đúng nơi mà chúng ta sẽ bắt dầu với những sự cố. Giải quyết những trở ngại trong công tác này luôn thường trực, chúng tôi và bạn luôn phải tìm giải pháp.
Hưng Phú cũng bắt đầu bài viết này bằng những trở ngại đó. Và chúng tôi cũng đã có giải pháp. Và đây cũng là những lời khuyên hữu ích mà bạn có thể tham khảo và tin cậy.
Bài viết này dành cho ai ?. Hưng Phú cung cấp các giải pháp nhắm đến khách hàng quan tâm. Bạn có thể là người thiết kế, hoặc cũng có thể là người mua hàng, hoặc có thể là một kỹ sư, một sinh viên cần tài liệu tham khảo. Điều hữu ích nhất nếu bạn là một Nhà thầu thi công màng chống thấm HDPE.
Nếu có thời gian sau khi đã tham khảo tài liệu này. Bạn có thể dạo qua một vòng trong chuyên trang của Blog này. Ở đó có các giải pháp, báo giá vật liệu cùng với các sản phẩm, thiết bị máy móc Hưng Phú trưng bày trong cửa hàng.
Trong khuôn khổ bài viết này. Hưng Phú xin giới thiệu đến quý bạn những ý chính như sau:
- Thi công màng chống thấm. Các kinh nghiệm trong xử lý sự cố, cùng với kinh nghiệm thi công, lựa chọn thiết bị hoặc bạn có thể thuê máy hàn bạt HDPE. Cùng với giải pháp chuyển giao, đào tạo kỹ thuật cùng với cách thức triển khai dự án.
- Máy hàn bạt HDPE bạn cần lựa chọn loại nào phù hợp với giải pháp. Nghĩa là bạn cần dùng thiết bị máy hàn nào để hàn các loại bạt có độ dày mỏng khác nhau. Vận hành chúng như thế nào.
- Các tiêu chuẩn nghiệm thu thi công màng chống thấm HDPE. Nếu bạn là nhà thầu. Bạn không thể bỏ qua phần nghiệm thu thi công màng chống thấm HDPE. Vì mục này có thể bạn phải tìm hiểu trước.
Đúng vậy. Nếu bạn lập kế hoạch trước khi hành động. Những sai sót sẽ được giảm đi và hiệu suất công việc cũng như tiến độ của dự án sẽ được tăng lên. Tiết kiệm thời gian chính là tiết kiệm tiền bạc cho bạn. Mời bạn tham khảo thêm những xuất bản của chúng tôi trong Blog.
Hưng Phú đã cập nhật thêm 04 cách hàn bạt HDPE. Với những phương thức triển khai cụ thể. Nhằm mang lại cho bạn những lựa chọn và kinh nghiệm được đúc kết từ Hưng Phú. Mời bạn tham khảo thêm tại đây.
Cách hàn bạt HDPE không những biết cách thức vận hành thiết bị. Mà bạn cần phải biết thêm những cách thức triển khai. Nếu bạn là người mới. Bài viết này có thể giúp bạn rất nhiều. Chúng tôi không phải là những người ngồi trong phòng lạnh.
Thi công màng HDPE
Trước khi đi vào các vấn đề được giới thiệu ở trên. Xin đề cập đến một vài chú ý như sau:
- Bài viết không đề cập chi tiết các biện pháp thi công màng HDPE theo các tài liệu mà bạn tìm thấy TCVN 11322:2018. Như việc tổ chức mặt bằng thi công, công tác chuẩn bị hoặc các tài liệu viện dẫn từ Tiêu chuẩn TCVN nữa. Phần này bạn có thể tham khảo trong link sau: Thi công màng chống thấm HDPE – Theo báo giá bạt nhựa HDPE
- Nếu bạn là một cá nhân làm chủ đầu tư dự án nhỏ. Chắc chắn là bạn sẽ mua lẻ màng chống thấm HDPE về và tự thi công. Điều này chúng tôi cũng đã có một bài viết giới thiệu đến quý bạn sau đây: Những điều cần chú ý khi mua lẻ màng chống thấm HDPE
- Trong tiêu chuẩn TCVN 11322:2018 đã có hướng dẫn cụ thể về việc triển khai, thiết kế các công trình cụ thể như đập đất, mương thủy lợi. Hổ chứa nước hoặc các giải pháp chống thấm khác.
Chuẩn bị thi công hàn màng HDPE
Chuẩn bị mặt bằng thi công – Dự tính cho tiến độ thích hợp với thời tiết
Công tác này có thể bạn đã dự tính trước đó rồi. Những công việc này đòi hỏi phải có các kế hoạch cụ thể. Ví dụ như bạn phải chôn tấm Polylock vào các hạng mục đổ bê tông tươi. Công tác đào rảnh neo, thực hiện các hố gas thu nước. Các hạng mục như việc tạo các rảnh thoát ngầm…
Ngoài việc chống thấm cho các sàn phía trong nhà xưởng. Không cần chú ý điều kiện thời tiết. Nhưng việc thi công màng chống thấm HDPE hầu hết là ngoài trời. Yếu tố thời tiết quyết định rất nhiều đến hiệu quả và năng suất thi công mang lại.
Thông thường, các tỉnh từ miền Trung Nam Bộ tính từ Phú Yên cho đến tận Mũi Cà Mau. Hai mùa mưa nắng rất rõ rệt. Những dự án tầm trung bình từ vài chục ngàn mét vuông. Nhất là dự án Biogas hoặc các Nhà máy xử lý nước thải.
Sau Tết cổ truyền. Các chủ đầu tư và nhà thầu bắt đầu công tác đào đất. Đến khi công tác mặt bằng được trả lại cho hạng mục thi công màng chống thấm HDPE lại rơi vào mùa mưa từ tháng 04 đến tháng 9. Thật trớ trêu nhưng đa phần là vậy.
Chúng tôi cũng bắt gặp vài doanh nghiệp. Họ có tầm nhìn xa hơn trong công tác chuẩn bị này. Đó là những hạng mục thi công luôn song hành. Việc thi công màng HDPE cũng thuận lợi trong những ngày nắng.
Hãy chú ý. Thi công màng chống thấm HDPE trong điều kiện thời tiết mùa mưa. Năng suất mang lại giảm rất đang kể. Và nó cũng mang nhiều rủi ro trong kỹ thuật. Vì những thí nghiệm hiện trường ngẫu nhiên, dù tần suất nào cũng có nhiều tiềm ẩn rủi ro.
Những ngày tháng này. Độ ẩm trong không khí rất lớn nên độ dẫn suất nhiệt độ rất cao. Bạt HDPE có màu đen và hấp thụ nhiệt rất mạnh. Nếu bạn là một người thi công hàn màng chống thấm HDPE thì rất vất vả.
Đứng trên tấm màng HDPE này bạn giống như ngồi trong một cái nồi hơi có nhiệt độ 60 độ C vào lúc từ 10h đến 11h trưa. Và cũng nhiệt độ đó từ lúc 2h đến 4h chiều. Đó là một công việc cực kỳ khó khăn nặng nhọc.
Chuẩn bị nguồn điện tại chân công trình
Thiết bị máy hàn nhiệt để thi công, rất nhạy về sự biến đổi của dòng diện. Đây là một chuẩn bị mang tính bắt buộc và thận trọng nhất. Nếu nguồn điện ở công trường đang sử dụng chung với máy Hàn hồ quang. Tuyệt đối bạn không thể sử dụng chung với máy hàn nhiệt.
Nếu tại công trình có sử dụng hàn Hồ quang. Bắt buộc bạn phải sử dụng máy ổn áp. Nếu bạn sử dụng thiết bị máy hàn màng HDPE của Trung Quốc, điều này cũng bắt buộc. Nhưng bạn sẽ “vận hành” máy được.
Trái lại nếu dòng điện không ổn định. Bạn không thể vận hành thiết bị máy hàn của Leister được. Thiết bị này sẽ tự động báo lổi ngắt dòng và buộc bạn phải tắt máy. Vấn để này sẽ chi tiết hơn trong phần tiếp theo.
Nếu công trình không có nguồn điện 1 pha. Bạn phải sử dụng máy phát điện. Hãy dùng máy phát có công suất từ 5KVA trở lên. Nếu có máy phát điện từ 10KVA càng tốt vì bạn có thể vận hành cùng lúc nhiều thiết bị. Tiến độ do đó sẽ nhanh hơn.
Ngoài việc chuẩn bị điện thế 1 pha và ổn áp. Tại công trình bạn bắt buộc phải tuân thủ an toàn điện. Đeo găng tay. Boot cách điện để vận hành bất cứ thiết bị điện nào. Riêng máy hàn bạt HDPE. Bất cứ thiết bị nào của tất cả các Hãng sản xuất diều có truyền dẫn nối đất.
Chú ý: Trước khi cắm thiết bị vào ổ cắm điện tại chân công trình. Bạn phải có thiết bị đo điện thế trước khi cắm vào. Vì có thể bị nhầm lẫn giữ hai dây nóng của dòng 3 pha. Điện thế lúc đó sẽ là 380V.
Hai việc chuẩn bị này chỉ đề dành cho Nhà thầu thi công. Khi nhà thầu thực hiện việc thuê lại một nhà cung cấp dịch vụ thi công hàn trải màng HDPE.
Nếu bạn là người Chỉ huy thi công và vận hành thiết bị máy hàn bạt HDPE. Bạn cần chuẩn bị nhiều thứ nữa. Nhưng những chuẩn bị đó là gì ?
Chuẩn bị người kéo trải bạt
Phần này chúng tôi cũng có giới thiệu về một vài kinh nghiệm thi công. Bài viết được xuất bản trong chuên mục Blog. Bạn có thể tìm đọc tham khảo thêm. Nhưng chúng tôi tiện thể cũng có thể trình bày lại vài ý.
Người kéo trải bạt theo sự phân công của Chỉ huy công trình. Một vài công trình có thiết bị như tời kéo, con lăn, hoặc máy xúc. Bạn chỉ cần từ 6 đến 8 người nếu dùng màng chống thấm HDPE dày 1.0 đến 1.5mm.
Nhưng nếu bạn có một nguồn nước gần đó. Có thể lợi dụng sức nước để xả bạt và cắt. Và lợi dụng sức gió để kéo. Thông thường các đơn vị thi công các công trình nhỏ lẻ. Bạn có thể thấy trên Youtube. Đa số sử dụng sức người “lăn xả” cuộn bạt nặng 1440Kg.
Một thiết bị tời kéo bạt. Nếu bạn biết khéo léo khai thác nó. Bạn có thể tiết kiệm được từ 3 đến 5 người trên một cái tời kéo. Cuộn màng chống thấm HDPE không chìm trong nước. Nó lơ lửng bập bềnh trong nước. Bạn chỉ cần 2 người kéo là có thể xả được bạt.
Chuẩn bị thiết bị phụ trợ thi công màng chống thấm HDPE
Thi công màng chống thấm HDPE hiện nay rất ít có những đơn vị đầy đủ thiết bị phụ trợ. Cũng như các thiết bị thí nghiệm hiện trường. Các đội thi công thường khảo sát công trình và thực hiện công tác này chỉ với thiết bị tối thiểu.
Mỗi vùng miền có địa hình công trình khác nhau để bạn có thể chuẩn bị. Những vùng cao nguyên đồi núi. Công trình nằm ở những nơi mà cơ giới khó khăn trong di chuyển. Bạn chỉ có thể cố gắng sử dụng sức nước để xả bạt.
Tùy theo cuộn bạt HDPE mà bạn có để dùng máy cuốc đào sẳn. Ví dụ như bạn có khổ bạt HDPE của công ty Aritex thông thường khổ 8m. Vậy bạn đào một cái hồ dài 10m rộng 0,5m và sâu 0,5m. Thông thường các hồ chứa nước có rảnh neo. Vậy bạn có thể tận dụng một đoạn rảnh neo làm hố xả bạt.
Hố xả bạt là một việc làm cần thiết trong khâu chuẩn bị. Công tác thi công màng chống thấm HDPE này có thể tiết kiệm cho bạn rất nhiều sức lực. Không những vậy năng suất và tiến độ sẽ tăng lên nhanh chóng.
Mới bạn tham khảo một vài hình ảnh mà Hưng Phú chia sẻ sau đây.
Nếu bạn gặp thời tiết ở những vùng không thể có nước. Hãy dùng con lăn để xả bạt. Con lăn này chúng tôi tự thiết kế và chế tạo trên nguyên lý là trục lăn. Giống như người ta cắt vải ngoài tiệm vậy.
Bạn có thể thấy cấu tạo của nó qua vài hình ảnh sau đây.
Để thực hiện được việc này. Nghĩa là để nhấc được cuộn bạt HDPE nặng 1,5 Tấn lên con lăn. Khi không có máy xúc hổ trợ. Bạn phải dùng một cái kích và những súc gỗ. Dùng kích để nâng lên từng đầu và đưa con lăn vào.
Một vài đơn vị thi công không dùng con lăn như chúng tôi. Họ dùng kệ nâng bạt. Thông thường thì những thiết bị này khá nặng nên các đội thi công nhỏ lẻ họ không có cơ giới hoặc xe tải mang theo.%3