Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật TCVN9844:2013 thông số kỹ thuật trong thí nghiệm

Giới thiệu

Tiêu chẩn vải địa kỹ thuật nào ? TCVN hay ASTM ?

Một mẫu tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật dệt cường độ cao Hưng Phú nhập khẩu từ Hàn Quốc

Hưng Phú xin trở lại với chuyên trang Địa kỹ thuật môi trường, những tài liệu mà Hưng Phú đăng tải sau đây giúp các bạn hoặc quý khách hàng có thể chọn lựa cho mình các giải pháp tích hợp cho từng dự án cụ thể khác nhau về Vải địa kỹ thuật.

Như giới thiệu về lĩnh vực Kinh doanh Vải địa kỹ thuật dệt và vải địa kỹ thuật không dệt, Hưng Phú có kinh nghiệm cung cấp các loại vải này trong 15 năm, cho các công trình cải tạo nền đất yếu như cầu cảng, đường cao tốc, và các dự án dân sinh, từ miền Trung đến Tây Nam Bộ.

Các nhà sản xuất trong nước hiện nay đã có vài đơn vị sản xuất được Vải địa kỹ thuật dệt như vải địa GET của công ty Vải địa kỹ thuật Việt Nam, vải địa kỹ thuật dệt PP, vải địa kỹ thuật không dệt của công ty Nguyên Đức…

Thông thường chỉ tiêu thí nghiệm của các nhà sản xuất trong nước ít khi đạt đến các chỉ tiêu thí nghiệm ASTM chuẩn quốc tế cho các dự án trọng điểm Quốc gia, nhất là các dự án có tham gia của các nhà thầu nước ngoài, việc này khá khắt khe trong vấn đề chọn lựa nhà cung cấp.

Hưng Phú từng nhập khẩu vải địa kỹ thuật dệt cường độ cao cho các dự án đó, và thông thường những chỉ tiêu đó bao giờ cũng vượt quá sự mong đợi của khách hàng.

Lịch sử hình thành vải địa kỹ thuật có tiền thân từ một loại vải lọc, vải lọc là một tiền thân của vải địa kỹ thuật không dệt ngày nay. Những ứng dụng của chúng là không thể thiếu trong các công trình xây dựng hạ tầng cầu đường, và cải tạo môi sinh, ngày nay, vải địa kỹ thuật không dệt còn sử dụng trong nông nghiệp với chức năng vải lọc cho việc trồng cây.Một tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật không phải nói lên hết tất cả các tính chất (Tốt, xấu)  của nó trong phòng thí nghiệm, các tiêu chuẩn đó còn phụ thuộc vào nhà sản xuất, và hàng nhập khẩu hoàn toàn khác với sản phẩm nội địa.

Một mẫu tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật không dệt ART của Hưng Phú cung cấp

Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật theo TCVN 8871 & TCVN 9844

Tiêu chẩn vải địa kỹ thuật cũng không phải nói lên tất cả nếu bạn đem so sánh với thí nghiệm theo bộ tiêu chuẩn ASTM và TCVN. Nói thí dụ về tiêu chẩn Quốc gia TCVN 8871:2011 về phương pháp thử không khác nhau lắm so với bộ tiêu chuẩn TCVN 9844:2013 về phương pháp nghiệm thu trong thi công.

Hai bộ tiêu chuẩn này đều dựa vào các tiêu chuẩn ASTM để bổ túc cho nhau, TCVN 8871:2011 và TCVN 9844:2013 cơ bản là giống nhau trong phương pháp thử, xác định độ dày danh định, Xác định khối lượng trên đơn vị diện tích, và cuối cùng là quy định về lấy mẩu thử. Chỉ khác nhau ở điểm bổ sung thêm phần nghiệm thu thi công.

Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật này còn bổ sung thêm từ bộ tiêu chuẩn ASTM Quốc tế như ASTM D4355 Thử nghiệm vải địa kỹ thuật dưới tác động của ánh sáng, độ ẩm và hơi nóng. ASTM D4491 Phương pháp xác định khả năng thấm đứng Permittivity. Và các tiêu chuẩn như ASTM D4595, ASTM D4716.

Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật TCVN 9844:2013

Trước khi đi vào bộ tiêu chẩn này, xin mời các bạn xem lại phạm vi ứng dụng của các loại vải địa kỹ thuật bao gồm Vải địa kỹ thuật dệt, vải địa kỹ thuật không dệt, vải địa kỹ thuật phức hợp.

Riêng vải địa kỹ thuật Phức hợp, là một loại vật liệu mà hiện nay ở thị trường Việt Nam ít sử dụng chúng do độ phức tạp trong sản xuất, sức tiêu thụ ở thị trường nội địa yếu nên các nhà cung cấp và nhà sản xuất ít chú tâm đến, hoặc chỉ nhập khẩu khi có các dự án yêu cầu.

Tiêu chuẩn TCVN 9844:2013

TCVN 9844 : 2013 được xây dựng trên cơ sở tham khảo 22 TCN 248-98 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu. TCVN 9844 : 2013 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

YÊU CẦU THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU VẢI ĐỊA KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG NỀN ĐẮP TRÊN ĐẤT YẾU

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật này quy định các yêu cầu về tính toán thiết kế, công nghệ thi công, kiểm tra và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đường đắp trên đất yếu với các chức năng chính của vải địa kỹ thuật như sau:

Lớp phân cách dưới nền đắp;

– Lớp lọc thoát nước;

Cốt gia cường tăng ổn định chống trượt.

Các thông số của chỉ tiêu vải địa kỹ thuật trong thí nghiệm

Tham khảo thêm bộ tiêu chuẩn này

Trong khuôn khổ của bài viết, Hưng Phú xin giới thiệu sơ qua vài tên gọi và các đơn vị thường dùng trong tiêu chẩn vải địa kỹ thuật, cũng như các thông số kỹ thuật thí nghiệm. Quý bạn và khách hàng có thể tham khảo thêm ở đây:
Download

Tên gọi

Yêu cầu của vải địa kỹ thuật gia cường:

Các chỉ tiêu thử nghiệm Mức Phương pháp thử
Cường độ kéo, kN/m, không nhỏ hơn Fmax tính toán theo công thức (2) ASTM D4595
Độ bền kháng tia cực tím 500 h, %, không nhỏ hơn 70 ASTM D4355
Kích thước lỗ biểu kiến O95 ≤ 0,43 với đất có d15 > 0,075 mm

≤ 0,25 với đất có d50 ≥ 0,075 mm ≥ d15

≤ 0,22 với đất có d50 < 0,075 mm

TCVN 8871-6
Độ thấm đơn vị, s-1, không nhỏ hơn 0,02 ASTM D4491

Đơn vị

Thông thường các đơn vị đo trong chỉ tiêu vải địa kỹ thuật, lưới thép rọ đá, lưới địa kỹ thuật hoặc bấc thấm, đều được xác định bằng kN/m. Các hệ số thường được định nghĩa gắn liền với mỗi loạ