Trước khi đi vào bài viết, xin giới thiệu một bài báo được đăng phản ánh tình hình một tường chắn Rọ đá bọc nhựa PVC ở bãi biển Sầm Sơn Thanh Hóa mà chính quyền cho rằng nó gây “phiền phức” cho du khách.
Một link trích dẫn ở bên dưới đây xin các bạn tham khảo trước.
https://news.zing.vn/bay-da-luoi-thep-b40-dai-hang-tram-met-tren-bai-bien-sam-son-post922598.html
Zing – News nói về một đê kè chắn sóng biển xâm thực bằng Rọ đá có những nhận định về tên gọi cũng như các quan điểm nhận định trong nếp nghĩ của người dân là lưới B40.
Đây hoàn toàn là một nhận định sai theo thói quen của một nếp nghĩ, vì mọi người cứ nghĩ cứ lưới thép thì tên của nó là lưới B40.
Vậy chúng tôi cải chính lại rằng, các khối đá trên bờ biển sau đây hoàn toàn không phải lưới B40. Mà đó chính là lưới thép mắt cáo xoắn kép, lưới thép dùng làm Rọ đá bọc nhựa PVC dây đan.
Nội dung
Lưới thép xoắn kép Rọ đá và lưới thép b40
Lưới thép b40 là gì?
Bài báo có đăng theo link trích dẫn như ở trên và có đoạn trích dẫn như sau:
Bãi tắm D, Sầm Sơn trở nên nhếch nhác bởi một bức tường đá, lưới thép b40 tồn tại nhiều năm qua. Không chỉ vậy, nó còn là cái “bẫy” đối với du khách.
Lưới thép B40 là loại lưới được đan với mắt lưới đơn giản có hình vuông, được mắc lại với nhau bằng một móc đơn (Móc đơn không xoắn). Chúng được dùng thông dụng cho hàng rào nhanh vì độ bền và khác chắc chắn, cũng như cách sản xuất nhanh, bảo quản và vận chuyển đơn giản bằng cách cuộn tròn lại và di chuyển.
Thực ra lưới thép B40 không phải sản xuất ra có chủ đích làm hàng rào, mà chúng được sản xuất trong thế chiến thứ hai là ngăn quả đạn b40 từ súng chống tăng Panzerfaust của Đức. Nghĩa là người ta dùng lưới có ô vuông này rào quanh chiếc xe tăng, súng B40 là tên gọi của Việt Nam, tốc độ của quả đạn có đầu nổ lõm này là 84m/s nên khi chúng gặp phải lưới B40 này thì quả đạn chỉ dính vào lưới mà không nổ.
Sau khi đạn B41 được phát minh thì lưới thép b40 thời VNCH chỉ để dùng làm hàng rào che chắn cho các cơ sở quân sự, các công sự trong quân đội vì tính tiện dụng của nó, lưới thép B40 vẫn bị đạn B41 đi xuyên qua, do đó nó không còn có tác dụng “bảo vệ xe tăng” nữa.
Này nay lưới B40 người Việt mình nhìn vào lưới mà có ô là cứ nghĩ lưới b40, nó thông dụng đến độ, một tờ báo như News-Zing cũng gọi là lưới B40. Mà thực ra lưới B40 cũng có nhiều loại khác nhau trong biến thể của chúng, tùy vào mắt lưới to nhỏ khác nhau để có tên gọi là B10, B20, B30, B40, B50… và dân Việt Nam mình cứ gọi tất tần tật là lưới B40 cho lành.
Lưới thép rọ đá là gì?
Rọ đá là gì thì mời các bạn xem thêm ở đây. Xuất xứ của Rọ đá để xây dựng các công trình như chúng ta nói đến ở trên, nó có xuất xứ từ rất lâu, nhưng để đan lưới thép mắt cáo hình lục giác chứ không phải hình vuông như lưới b40 thì đó là một công nghệ sản xuất phức tạp hơn nhiều so với đan lưới thép b40.
Để có được sự tinh cậy của các kỹ sư thiết kế công trình hạ tầng, đê kè chắn sóng, các công trình thủy lợi ngăn sông cách núi là một quá trình rất dài. Việc sử dụng kỹ thuật dân dụng phổ biến nhất của rọ đá đã được Gaetano Maccaferri cải tiến và cấp bằng sáng chế vào cuối những năm 1800 ở Sacerno, Emilia Romagna.
Được sử dụng để ổn định bờ biển, bờ suối hoặc sườn dốc chống xói mòn. Các ứng dụng khác bao gồm tường chắn, tường lũ tạm thời, lọc bùn từ dòng chảy, cho các đập nhỏ tạm thời hoặc vĩnh viễn, cải tạo sông hoặc lót kênh.
Lưới thép có rất nhiều dạng khác nhau, lưới thép hàn, lưới thép đục lổ, lưới đép đan chéo, lưới thép đan móc, lưới thép b40 là một dạng lưới thép đan móc. Lưới thép mắt cáo xoắn kép dùng làm rọ đá và thảm đá.
Lưới thép mắt cáo xoắn kép thường ở mỗi mắt lưới có xoắn 02 vòng, một dây đan thẳng và một dây đan lò xo, khi hai dây đưa vào máy đan chuyên dụng, chúng được xoắn chặt tạo thành mắt lưới hình lục giác.
Mắt lưới xoắn kép này tùy theo tiêu chuẩn của các Quốc gia mà họ ứng dụng cho các công trình của họ đòi hỏi về độ bền, độ thẩm mỹ và độ linh hoạt.
Như hiện nay mắt lưới xoắn kép theo tiêu chuẩn của Mỹ bộ ASTM chỉ cần máy đan xoắn 02 vòng. Nhưng một vài Quốc gia như Ấn Độ, Băng la đét, một vài quốc gia ở Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch hiện nay họ đã áp dụng mắt lưới xoắn 3 vòng, thậm chí là 04 vòng.
Tuy vậy các kỹ thuật này hiện nay chỉ đáp ứng cho dây đan nhỏ đường kính nhỏ hơn 2mm. Và kỹ thuật sản xuất đắt đỏ nên vẫn chưa thông dụng trong giai đoạn hiện nay.
Các bạn có thể tham khảo thêm ở Video này:
Và một vài hình ảnh về lưới thép rọ đá xoắn kép, mắt lưới D= 8cm
Sự khác biệt giữa lưới thép Rọ đá và lưới thép b40 là gì ?
Sự khác biệt giữa hai loại lưới thép này các bạn có thể phân biệt ngay ở trên, về công dụng B40 thích hợp cho làm hàng rào, một vài công dụng ngoại lệ, cũng có thể làm chuồng nuôi nhốt gia cầm, che chắn cho các công trình các công sự, các điểm tập kết xây dựng tạm thời… và nó cũng có thể làm Rọ đá được, nhưng rất ít ứng dụng cho việc này.
Việc sản xuất của lưới thép B40 là dễ dàng và dễ vận chuyển bằng cách cuộc tròn chúng và mang đi. Ngoài ra giá thành sản xuất cũng rẻ hơn so với lưới thép làm Rọ đá và Thảm đá mà Hưng Phú giới thiệu trong các mục của trang website thông tin này của công ty.
Ngày nay, lưới thép B40 không những chỉ mạ kẽm, mà còn được bọc nhựa PVC cho dây đan, điều đó đáp ứng nhu cầu cho các vùng khí hậu khắc nghiệt như các vùng ven biển, che chắn cho các vuông nuôi tôm trên cát, hoặc có thể che chắn cho các công trình có hóa chất độc hại ngăn con người lại gần trong một thời gian dài.
Vì sự khác biệt về mắt lưới xoắn kép và mắt lưới móc đơn, nên hai dạng sản phẩm này cũng có những ứng dụng khác biệt. Như đề cập ở phần trên, lưới thép B40 không đáp ứng được yêu cầu mắt lưới.
Nếu làm Rọ đá hoặc thảm đá, không những chúng khó định hình theo khối lập phương, hoặc định hình theo khối nệm mõng, vì khi cắt một mắt lưới b40 thì hoàn toàn cả tấm lưới sẽ bị biến dạng.
KHông như mắt lưới xoắn kép, mỗi một mắt lưới thép B40 được móc xoắn đơn độc, do đó không may là sức nặng và lực căng của đá sẽ làm cho chúng biến dạng và bung vỡ, một mắt lưới bị đứt kéo theo nguyên khối đá bị rơi ra ngoài gây sụp đổ cấu trúc ngay tức thì.
Những khẳng định này được kiểm chứng trong thực tế, nhất là hiệp hội địa kỹ thuật Hoa Kỳ và trong bộ tiêu chuẩn ASTM A575-97, bất công trình nào sử dụng rọ đá, đều bắt buộc phải định hình lưới mắt cáo xoắn kép, và trong bộ tiêu chuẩn của Việt Nam.
TCVN 10335:2014 do Bộ Giao thông vận tải tổ chức biên soạn và đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bẫy đá trên bãi biển này có “xấu” không ?
Trước hết chúng ta hãy nhìn xem chúng có đẹp khi nằm trên bãi biển không, bằng hình ảnh mà Zing News cung cấp.
Rõ ràng là nó rất đẹp nếu không có rác. Nhưng giữa Chính quyền và các Doanh nghiệp ở đây có xung đột.?
Ông Trần Chí Minh (một chủ khách sạn) cho biết bãi tắm D có 11 khách sạn, nhà hàng nhưng thường vắng khách vào mùa du lịch. Bởi, nhiều đoàn khi về khảo sát thấy bãi biển mất mỹ quan, không đảm bảo an toàn cho khách vui chơi nên đã hủy hợp đồng.
“Mùa du lịch hè 2019 đã cận kề nhưng chưa thấy chính quyền có biện pháp khắc phục, chỉnh trang khu vực bãi tắm D”, ông Minh bức xúc. (trích dẫn Zing News)
Tại sao một công trình được cho là không đẹp ?
Vị trí kè rọ đá này nằm chính giữa hai đoạn “doi” gần như một bán đảo lòi ra ở ngay chính giữa, dòng thủy lưu ở đây là vô cùng bất ổn. Bãi cát này có được không phải đơn thuần là sự bồi lắng của các dòng trầm tích.
Cái kè đá có màu đỏ trên bản đồ kia được kè một cách chính xác qua các cuộc khảo nghiệm và nghiên cứu của các chuyên gia Địa kỹ thuật rồi.
Nhìn xem, từ con sông Mã chạy vòng sang tận Bãi biển Vịnh Sơn vùng bồi tụ và bất ổn nhất nằm ngày trên cái “doi” hình chiếc lưỡi cày kia, vạch màu đỏ có kè đá cũng là nơi mà có dòng hải lưu bồi tự trầm tích lắng đọng khá bất ổn.
Những dòng hải lưu nơi đây có thể bồi tụ và xói mòn bãi tắm kia rất nhanh, trong một vài ngày đêm có thể biến bãi biển này thành hố sâu hàng mét, và cũng có thể bồi tụ một bãi biển tuyệt đẹp trong vài ngày.
Đê kè chắn sóng và chống xâm thực này cho thấy nó không đủ dài để bảo vệ toàn bộ bờ biển bên trong, những tòa nhà cao tầng và những rặng dừa xanh mướt kia đứng vững là nhờ nó cả, phần này cần giải thích của các chuyên gia địa kỹ thuật môi trường, nhưng những nhận định mà Hưng Phú đưa ra cũng không nằm ngoài các cảnh báo của các Chuyên gia địa kỹ thuật.
Nếu phá dỡ công trình kia, thì phải xây lại khi hiện tượng thời tiết cực đoan Enino hoặc Lanina xuất hiện trở lại theo chu kỳ của nó, không những dữ dội và còn rất khó dự đoán trong tương lai vài năm tới.
Không đẹp là do rác quá nhiều và nguy hiểm cho du khách khi tắm?
Thay vì chung tay bảo vệ môi trường, không thải rác bừa bãi, ta sẽ có một bãi biển tuyệt đẹp. Chuyện xả rác của dân Việt nó nằm trong vô thức, ăn sâu vào trong máu, mỗi ngày ra đường không xả rác thì về nhà ăn cơm không ngon?.
Việc này tùy thuộc và hành xử của người dân và chung tay với Chính quyền địa phương, ngăn chặn việc xả rác hoặc làm sạch bờ biển, cùng với giải pháp gia cố thêm cát lấp bên trong, tạo các đường đi xuống bãi tắm.
Có một giải pháp mà Hưng Phú cũng trình bày trên website này như sau: https://www.vattucongtrinh.net/vai-dia-ky-thuat-va-moi-truong.html Đó là giải pháp Vải Địa kỹ thuật và môi trường ven biển.
Giải pháp nào cho bờ biển này vừa đẹp vừa an toàn
Hưng Phú Post lên hai hình ảnh sau đây.
Chúng cũng có thể phục vụ các mục đích khác như hạn chế sóng quá mức hoặc phản xạ của sóng. Các cồn cát tự nhiên có thể được tìm thấy ở vùng đất liền của một bãi biển đang hoạt động và có thể cung cấp một số hình thức bảo vệ chống lại sóng tấn công trong điều kiện thủy triều hoặc nước dâng cực đoan.
Khi cồn cát tự nhiên không tồn tại hoặc khi chúng không cung cấp bảo vệ đầy đủ, các cấu trúc kè đá có thể được xây dựng ẩn trong cát phủ cho mục đích thẩm mỹ của bãi biển như bãi tắm, phục vụ lướt sóng, khu vực phục vụ du lịch.
Trong trường hợp có bão, xói mòn lớp cát phía trước có thể diễn ra nhưng phần rìa lộ ra sẽ ngăn không cho thiệt hại tiếp theo xảy ra. Sau sự kiện bão, lớp phủ cát sau đó được thay thế.
Đê và các công trình liên quan thường bao gồm lõi lấp đá thường là Rọ đá hoặc Thảm rọ đá nói chung và lớp bảo vệ áo giáp bên ngoài để thiết kế lâu dài chống lại các cuộc tấn công sóng và dòng hải lưu của biển. Vải địa kỹ thuật không dệt xuyên kim được sử dụng để bảo vệ bờ biển khi được sử dụng ở khu vực chân của các bức tường và đê biển.
Chúng cải thiện hiệu quả xây dựng nếu dòng nước biển gây xói mòn bề mặt hoặc dịch chuyển đất qua lổ thấm của vải địa không dệt theo ba chiều, giống như mê cung không chỉ giống với cấu trúc đất, nếu được thiết kế chính xác, còn làm tăng tính ổn định của kè chống lại ứng suất do chuyển động các dòng hải lưu của biển.
LỜI KẾT
Lưới thép B40 hoàn toàn khác biệt với lưới thép làm rọ đá, do đó các tính năng ứng dụng của nó cũng hoàn toàn khác nhau. Sự nhầm lẫn này hầu như rất thường xuyên thậm chí trên báo chính thống của Việt Nam cũng có rất nhiều nhầm lẫn, người viết không hề có một kiến thức phổ quát nào về chúng, bởi vậy Hưng Phú xin đính chính lại rằng.
Lưới thép làm rọ đá hoàn toàn khác với lưới thép b40 từ công dụng, giá thành cho đến quy trình sản xuất chúng cũng khác biệt hoàn toàn.
Những giải pháp kè chắn sóng thông thường chúng rất đắt đỏ và thi công phức tạp, tốn thời gian tiền của rất lớn nhưng những hiệu quả mang lại chưa chắc đã như mong đợi, cho dù những khảo sát tỉ mỹ và cẩn thận đến đâu.
Ở trang thông tin này, nếu bạn thấy thú vị hoặc hữu ích hãy đăng ký một email theo dõi chúng tôi khi có bài mới sẽ cập nhật vào hòm thư điện tử của bạn.
Ở đây chúng tôi không những đề xuất những giải pháp, mang đến các tài liệu hữu ích mà còn cung cấp chính xác cho bạn giá cả về rọ đá, thảm đá, về các sản phẩm liên quan đến các công trình hạ tầng như là Vải địa kỹ thuật không dệt, vải địa dệt, bấc thấm các loại.
Công việc chính của chúng tôi vẫn là sản xuất lưới thép rọ đá và cung cấp với số lượng không giới hạn, cùng với các thông số kỹ thuật phức tạp nhất.
Và cuối cùng, khi các bạn bắt gặp một cái giỏ đá, một cái lồng đá, một cái rọ đá, thì nó là lưới thép mắt cáo xoắn kép, chứ không phải lưới thép b40 đâu bạn nhé.
Chúc một ngày tốt lành.