Vải địa kỹ thuật gia cường khối đắp nền đất yếu

Giới thiệu vải địa kỹ thuật cường độ cao

Xin chào các bạn trở lại với trang thông tin Vải địa kỹ thuật và môi trường với các ứng dụng của Hưng Phú được giới thiệu trên trang thông tin www.vaidiakythuat.info. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi cố gắng giới thiệu đến các bạn cùng quý khách hàng quan tâm chuyên sâu vào vấn đề nghiên cứu, không phải là một kiến thức “thường thức” nữa, mà là một nghiên cứu.

Bài nghiên cứu đã được chi sẽ bởi 03 tác giả, Ngô Văn Linh, Trịnh Minh Thụ, Hoàng Việt Hùng đều công tác tại Trường Đại Học Thủy Lợi. Vải địa kỹ thuật gia cường, hay còn gọi là Vải địa kỹ thuật cường độ cao, có độ giãn dài thấp.

Cường độ chịu kéo của loại vải dệt này lên đến hàng trăm kN/m, do đó các kỹ sư thường sử dụng chúng trong những môi trường cực kỳ khắc nghiệt và có nền móng địa tầng vô cùng bất ổn, đê biển.

Vải địa kỹ thuật cường độ cao Hưng Phú cung cấp, được nhập khẩu từ Hàn Quốc. Với số lượng rất lớn từ nhà cung cấp hàng đầu Châu Á. Vải địa kỹ thuật cường độ cao JM50 có lực kéo đứt lên đến 500kN/m.

Quy cách của vải địa kỹ thuật cường độ cao theo cuộn khổ 5,3m. lực kéo đứt hai chiều bằng nhau là 500kN/m. Quy cách theo cuộn khổ 3,5m là vải địa kỹ thuật cường độ cao theo hai chiều khác nhau JM20 500/50kN/m.

Hãy nán lại một lát. Vải địa kỹ thuật dệt cường độ cao hiện nay Hưng Phú có cung cấp cho một nhà sản xuất tại Việt Nam. Công ty Aritex với loại vải địa kỹ thuật không dệt nổi tiếng ART và vải địa kỹ thuật dệt GET. Bạn hãy ghé qua link này xem thử, biết đâu lại cần.
Vải địa kỹ thuật cường độ cao
Vải địa kỹ thuật cường độ cao JM50
Vải địa kỹ thuật cường độ cao JM50 hiện nay Hưng Phú luôn có sẳn trong kho của mình, báo giá đến quý khách hàng nếu quan tâm, chúng tôi báo giá theo số lượng lớn từ 1000m2 với giá 39.000 VND/m2. Hàng được giao ở kho Cần Đước Long An. Hãy liên hệ nếu cần.

Phương pháp đắp cốt vải địa kỹ thuật cường độ cao

Dùng vải địa kỹ thuật cường độ cao là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả để gia cường khối đắp, đặc biệt là xây dựng đê biển, hoặc đường, cũng như tường chắn trọng lực. Trong đê biển, đặc biệt khi đê được xây dựng trên nền đất yếu như khu vực Tây Nam Bộ.

Cần chú ý nền đê để đảm bảo độ ổn định tổng thể và độ lún khi đê được đắp và đầm trên mặt. Nhưng đồng thời, khối thân đê cũng cần phải được xử lý để sao cho có độ mềm vừa phải để đảm bảo không hư hỏng do lún không đều hoặc bị mất ổn định.

Vải địa kỹ thuật gia cường
Vải địa kỹ thuật gia cường và Rọ đá Hưng Phú trong xây dựng tường chắn trọng lực

Theo Krystian W, Pilarczyk, trong năm cơ chế phá hoại vĩ mô của công trình chắn nước nói chung, hay đê biển nói riêng, sự mất ổn định tổng thể là cơ chế phổ biến nhất.  Phương pháp sử dụng vải địa kỹ thuật gia cường làm gia tăng đáng kể hệ số ổn định cho mái dốc và giảm thiểu  độ lún so với dạng công trình khác do không làm tăng tải trọng công trình.

Tuy nhiên, trong thiết kế lựa chọn được bước cốt cũng như chiều dài cốt hợp lý là khá khó khăn.

Để có thể giúp các kỹ sư nhanh chóng lựa chọn các thông số thiết kế cốt vải địa kỹ thuật, cũng đồng thời có sự đánh giá và nhìn tổng quan hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định của đê biển sử dụng vải địa kỹ thuật cường độ cao, tác giả đã lập những đường cong thực nghiệm để xác định các thông số thiết kế cốt địa kỹ thuật trong khối đắp.

Phương pháp tiếp cận, cơ sở lý thuyết dùng vải địa kỹ thuật  cường độ cao trong ứng dụng

Mái dốc, khối đắp được thiết kế dựa trên những tính toán ổn định, hai phương pháp chủ yếu để tính toán hiện nay là phương pháp cân bằng giới hạn (CBGH) và phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH).

Rowe và Soderman đã đánh giá thông qua thí nghiệm rằng tính toán theo CBGH và PTHH cho kết quả không chênh lệch nhau nhiều. Việc nghiên cứu ổn định mái dốc có cốt theo phương pháp CBGH đến nay đã đạt một số kết quả khá hoàn chỉnh về lý thuyết và thực nghiệm.

Vải địa kỹ thuật gia cường
Vải địa kỹ thuật gia cường trong nghiên cứu ứng dụng đắp đê biển chắn sóng

Trong bài báo này giới thiệu phương pháp phân mảnh của Bishop tính toán ổn định một mái dốc có cốt như hình 1.

Thỏi trượt thứ i với có chiều rộng thỏi bi và góc nghiêng đáy thỏi là αi, ffs – hệ số riêng phần áp dụng cho trọng lượng đơn vị của đất (tra bảng); fq – hệ số tải trọng riêng phần áp dụng cho ngoại tải (tra bảng);

qi- cường độ tải trọng trung bình tác dụng lên thỏi i (ngoại tải pi=qibi ); Wi- trọng lượng bản thân của thỏi i (Wi =bihi; ui – áp lực nước lỗ rỗng trung bình tác dụng lên mặt trượt (lực nước lỗ rỗng trên thỏi có chiều dài li, Ui =uili); fms – các hệ số riêng phần áp dụng cho tgφ’p và c’.

Phương pháp dùng vải địa gia cườnglà tổng nội lực phân bố trong các lớp cốt được gia cường, cũng là tổng giá trị lực kéo cần thiết của cốt được bố trí trong mái dốc.

Related